Ngành đào tạo: Công nghệ thực phẩm

Tên văn bằng:

  • Tên tiếng Việt: Kỹ sư Công nghệ thực phẩm.
  • Tên tiếng Anh: The Degree of Engineer in Food Technology.

Mã ngành: 7540101

Loại hình đào tạo: Chính quy

Tổng số tín chỉ/khóa: 150 tín chỉ

Thời gian: 4 năm

Tên đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Cơ sở tổ chức giảng dạy: Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường. Địa chỉ: Lầu 1, số 331 Quốc Lộ 1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM.

Thông tin về các chứng nhận kiểm định:

  • Đạt chứng nhận 3 sao do Tổ chức Xếp hạng QS World University Ranking cấp năm 2016.
  • Đạt chứng nhận 4 sao do Tổ chức Xếp hạng QS World University Ranking cấp năm 2019.
  • Đạt kiểm định cấp cơ sở giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ giáo dục & Đào tạo ngày 3/5/2017 do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (VNU – HCM CEA) cấp.

Mục tiêu đào tạo:

Mục tiêu chung:

  • Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân; có khả năng tự học suốt đời, có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm; có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Đào tạo người học có kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn vững chắc, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, có khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Mục tiêu cụ thể:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có thể:

  • Am hiểu các kiến thức về thành phần, tính chất chức năng và giá trị dinh dưỡng của nguyên vật liệu thực phẩm, các quy trình công nghệ, thiết bị chế biến và phương pháp bảo quản thực phẩm.
  • Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ để thu thập, xử lý thông tin theo tư duy phản biện và toàn cục để giải quyết vấn đề và sự cố xảy ra trong quy trình sản xuất.
  • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả, có kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin trong giao các giao tiếp trong ngành và liên ngành.
  • Vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá và kiểm soát các chỉ tiêu ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiên cứu, cải tiến và phát triển.

Kết quả học tập mong đợi (KQHTMĐ) dự kiến của chương trình đào tạo:

Sinh viên tốt nghiệp (SVTN) ngành Công nghệ thực phẩm có:

Kiến thức:

  • Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Có trình độ ngoại ngữ đạt tối thiểu TOEIC 400 hoặc tương đương và chứng chỉ tin học văn phòng.
  • Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên-xã hội và kiến thức cơ sở ngành vào ngành công nghệ thực phẩm.
  • Am hiểu về thành phần, tính chất chức năng, giá trị dinh dưỡng của nguyên vật liệu thực phẩm và quy trình cộng nghệ chế biến, bảo quản thực phẩm.
  • Có nền tảng về quy trình và hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm.
  • Hiểu rõ quy trình nghiên cứu, cải tiến và phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Kỹ năng:

  • Tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất và chế biến thực phẩm.
  • Phân tích, đánh giá và kiểm soát các chỉ tiêu ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.
  • Có kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc nghiên cứu, sản xuất và giải quyết vấn đề.

Thái độ:

  • Có trách nhiệm công dân, phẩm chất chính trị tốt.
  • Yêu ngành nghề và có ý thức đạo đức nghề nghiệp.
  • Hình thành tác phong công nghiệp, làm việc có kế hoạch và khoa học.
  • Nhận thức về sự cần thiết và khả năng tham gia vào việc học tập suốt đời.

Năng lực nghề nghiệp:

SV tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm có năng lực:

  • Kiểm soát chất lượng thực phẩm.
  • Đảm bảo chất lượng thực phẩm.
  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm.
  • Kỹ thuật phòng thí nghiệm.
  • Kinh doanh sản phẩm thực phẩm, phụ gia, thiết bị chế biến thực phẩm.
  • Tư vấn, thương mại sản phẩm thực phẩm.